Công dân học tập
Mô hình Công dân học tập
Công dân học tập là yếu tố cốt lõi, là thành viên của các mô hình học tập, là yếu tố chất lượng của các mô hình gia đình học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập. Mỗi công dân học tập phải có ý thức tích cực tự giác học tập nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời có khả năng thích ứng với môi trường sống và làm việc trong xã hội hiện đại. Do đó, các kỹ năng cơ bản và phẩm chất mong muốn đối với mô hình “Công dân học tập” hiện nay gồm: 1) Năng lực tự học, học suốt đời (Gồm kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập; kỹ năng sắp xếp hợp lý công việc để có thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng; kỹ năng động viên, tạo điều kiện cho người thân trong gia đình và đồng nghiệp được học tập thường xuyên; kỹ năng tìm kiếm, tra cứu, đọc, cập nhật thông tin). 2) Năng lực sử dụng công cụ học tập, làm việc (Gồm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; kỹ năng sử dụng ngoại ngữ theo yêu cầu công việc; kỹ năng tính toán để công việc luôn được cải tiến, sáng tạo, đạt chất lượng; kỹ năng tư duy biện chứng và tư duy phản biện). 3) Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội (Gồm kỹ năng thiết lập mối quan hệ quan hệ thân thiện với mọi người; giải quyết xung đột, thích ứng an toàn; kỹ năng hợp tác, chia sẻ. Tôn trọng bình đẳng giới và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ môi trường).
Xây dựng xã hội học tập vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay, quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quyết định trong việc biến đổi nền kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế tri thức, góp phần đưa xã hội Việt Nam thành một xã hội trí tuệ, hiện đại, hội nhập kinh tế thế giới. Xây dựng xã hội học tập sẽ giúp mọi người bất kể độ tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội… đều thấy cần phải học và học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, học bằng nhiều cách... theo nguyên tắc tự học là chính, là một nhu cầu của cuộc sống, như cơm ăn, áo mặc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ quan, đơn vị , đất nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đất nước./.